Tuy nhiên, sau đó hiệu trưởng biết việc này nên đã trao đổi, giải thích, chỉ đạo không được nhận tiền hỗ trợ của phụ huynh. Tiếp thu ý kiến này, ngày 16/9, cô đã tạo một bình chọn đồng ý và không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính trong nhóm lớp.
Phóng viên đặt câu hỏi, tại sao nếu không nhận tiền vận động để mua laptop cô không trực tiếp từ chối mà còn tạo bình chọn? Cô Hạnh cho rằng, không biết lấy lý do gì để từ chối. Việc lập bình chọn để có cớ từ chối. Cô cũng khẳng định, bản thân thấy may mắn vì có 3 phụ huynh không đồng ý nên có lý do để không nhận hỗ trợ từ phụ huynh.
Cô Trương Phương Hạnh thừa nhận sai khi vận động mua laptop và giữ tiền quỹ. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Tuy nhiên, khi có phụ huynh không đồng ý, cô Hạnh lại hỏi những phụ huynh đó là ai khiến một số phụ huynh lo ngại.Thêm vào đó, nữ giáo viên cũng lý giải việc soạn đề cương không phải nhiệm vụ của giáo viên, chứ không phải hờn dỗi việc phụ huynh không đồng thuận góp tiền cho mua laptop. Vì tin nhắn gây hiểu lầm nên cô Hạnh đã đính chính lên group nhóm phụ huynh là sẽ vẫn yêu thương, dạy dỗ học sinh như bình thường.
Chốt sự việc này, cô Hạnh thừa nhận đã sai khi vận động phụ huynh hỗ trợ tiền mua máy tính và cầm quỹ cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, sự việc này đã được giải quyết xong xuôi, cô đã trả lại tiền cho phụ huynh nhưng không ngờ sự việc vẫn đi quá xa như vậy.Không giao du với phụ huynh “đầu đường xó chợ”
Trong ngày, theo phản ánh của phụ huynh, PV Báo Giao thông nhận được đoạn ghi âm tại một cuộc họp. Đoạn ghi âm thể hiện, tiếng của người phụ nữ liên tục la hét, phẫn nộ, quát nạt… Dù được yêu cầu tôn trọng tập thể, nhưng người phụ nữ này vẫn lớn tiếng cho rằng bản thân không sai, thách thức những người còn lại.
Học sinh Trường Tiểu học Chương Dương trong giờ ra chơi. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Đặc biệt, người này cũng cho rằng, làm giáo viên chủ nhiệm là làm dâu trăm họ, khi thương thì nói khác, không thương thì nói khác.
“Tính tôi thẳng thắn nên người ta không thích tôi. Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi. Tôi chỉ giao du với những phụ huynh đó, còn những phụ huynh đầu đường xó chợ tôi không giao du.Trên mặt bằng phường Cầu Kho này toàn dân gì đâu không, dân học thức ít, ăn đằng sóng nói đằng gió… trở mặt còn hơn bánh tráng…”, người phụ nữ nói.
Cô Trương Phước Hạnh thừa nhận, đoạn ghi âm trên cô nói trong một buổi họp cùng Ban giám hiệu, liên tịch trong trường. Khi có nhiều giáo viên khác phát biểu về các việc làm của cô nhưng không có bằng chứng khiến cô Hạnh càng thêm bức xúc.
Trả lời câu hỏi, vì sao là một giáo viên, lại dùng những lời không hay như “đầu đường xó chợ”, “trở mặt còn hơn bánh tráng” để nói về phụ huynh tại phường Cầu Kho, cô Hạnh cho biết: “Nguyên nhân do hội trưởng phụ huynh lớp 4/3 hứa sẽ ủng hộ trong cuộc họp chiều 24/9. Tuy nhiên, trong buổi họp này, phụ huynh phát biểu ngược lại khiến tôi bức xúc”.
Ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Cũng trong sáng 30/9, ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương cho biết, trong sáng nay có 24/38 học sinh lớp 4/3 không đến trường. Lý do là nhiều phụ huynh chưa nắm được tin cô Trương Phước Hạnh đã bị đình chỉ giảng dạy vào cuối tuần trước.
Trong hôm nay, nhà trường họp và đưa ra quyết định tạm đình chỉ chính thức rồi mới thông tin đến phụ huynh. Ông Minh khẳng định, nhà trường không bao che, hiện đang xử lý vụ việc nên xin phụ huynh thời gian để giải quyết.
Theo quyết định về việc tạm đình chỉ công tác đối với viên chức vừa được Trường Tiểu học Chương Dương ban hành, cô Trương Phương Hạnh bị tạm đình chỉ công tác trong thời gian 15 ngày.
Lý do: Để xác minh, làm rõ đơn phản ảnh và ổn định tình hình phụ huynh, học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật.
Nhà trường yêu cầu trong thời gian tạm đình chỉ, cô Hạnh phải đảm bảo giữ liên lạc thông suốt.